14/05/2021 09:53

Nguyên nhân bất ngờ gây tróc da tay

>>>>>>> Mỡ hai bên eo và bụng khó giảm bằng ăn kiêng, bạn phải tập thêm 4 bài tập này

Phần lớn các loại nước rửa tay, dầu gội đầu, nước rửa chén,…chúng ta sử dụng thường ngày chứa lượng chất tẩy rửa cao. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ phá hoại sự bền vững của tế bào da. Lớp sừng của da bị bong tróc vì sức tẩy của hóa chất. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp da non chưa phát triển đầy đủ để tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì thế tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra.

Rửa tay quá nhiều

Rửa tay là việc cần thiết để giữ gìn vệ sinh và an toàn sức khỏe nhưng rửa tay quá nhiều cũng gây tổn thương cho da. Lực ma sát của hai tay khi rửa làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cùng với đó, nước rửa tay có nhiều hóa chất cũng sẽ làm lớp da mau tróc hơn vì da tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Để giữ tay luôn sạch nhưng không bị bong da bạn nên rửa tay khi cần thiết, dùng sản phẩm rửa tay có thành phần tự nhiên dịu nhẹ.

Cháy nắng

Vết cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc tiếp với nắng gắt. Lúc này, da bị đỏ và có thể bong ra như bị phỏng. Tình trạng da cháy nắng làm da trở nên nhạy cảm, bong tróc và dễ tổn thương. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên, che chắn cẩn thận cho đôi tay khi đi nắng. Nếu bị cháy nắng, bạn nên thoa dưỡng ẩm và đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bất ngờ gây tróc da tay

Rửa tay quá nhiều, dùng mỹ phẩm không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tróc da tay. Đồ họa: Ánh Nhiên

Thời tiết bất thường

Vào mùa đông, thời tiết lạnh có thể tạo cảm giác thích thú nhưng sự hanh khô của mùa lạnh sẽ làm da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Bạn nên tăng cường độ ẩm cho da tay nhiều hơn vào mùa đông, chú ý thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm để tránh da tay bị kích ứng.

Mút ngón tay

Nguyên nhân này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ con thường mút đầu ngón tay nên da đầu ngón tay của trẻ thường bị tróc, thậm chí là lỡ loét nếu không được phụ huynh ngăn chặn.

2. Bong tróc da tay có liên quan đến một số bệnh da liễuDị ứng

Da ngón tay bị bong tróc khi bạn tiếp xúc với những vật chứa chất gây dị ứng. Một ví dụ cụ thể là khi bạn dùng trang sức kém chất lượng, niken từ loại trang sức này sẽ làm da bị mẩn đỏ dẫn đến bong tróc.

Thiếu vitamin B3 hoặc nhiễm độc vitamin A

Lạm dụng quá nhiều một loại vitamin hoặc bổ sung quá ít một loại vitamin trong chế độ ăn uống cũng sẽ gây ra tình trạng tróc da tay. Pellagra là tình trạng thiếu vitamin B3(hay còn gọi là niacin) trong chế độ ăn. Việc này là nguyên nhân của bệnh viêm da. Ngoài ra, khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, nó cũng khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Bạn nên cân bằng hai loại vitamin này trong chế độ ăn uống để hạn chế tối đa bệnh viêm da. Khi tình trạng viêm da, tróc da tay kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ.

Một số căn bệnh da liễu

Tróc da tay là biểu hiện của một số bệnh da liễu như: Chàm tay, bệnh vẩy nến, tiêu sừng tẩy tế bào chết, bệnh Kawasaki. Những căn bệnh này đều có biểu hiện chung là bong, tróc da tay. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất để tránh da tay bị tổn thương nặng nề và gây mất thẩm mỹ của tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc da tay. Để có thể bảo vệ đôi tay được mịn màng bạn nên cân nhắc các loại mỹ phẩm đang dùng, sử dụng bao tay khi phải tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh, che chắn kĩ càng khi ra nắng… Nếu tình trạng tróc da tay diễn ra trong thời gian dài, có hiện tượng lỡ loét bạn nên tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

>>>>>> Xem thêm : Kinh nghiệm cắt tóc ngày nào tốt trên báo ngoisao.vn

Tags: da tay bong tróc da tay dưỡng da đúng cách nguyên nhân tróc da tay mỹ phẩm dưỡng da tay bệnh da liễu vẩy nến là là gì bệnh chàm tay là gì bệnh kawasaki là gì điều trị da liễu khám da liễu ở