04/03/2021 11:14

3 sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi mất sạch dinh dưỡng, dễ gây bệnh cho bé

Những sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi khiến cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động không hiệu quả dễ gây đầy bụng khó tiêu.

Cho bé uống sữa sai thời điểm

Theo các nhà khoa học, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi, mà chỉ nên cho trẻ dùng sữa tươi khi trẻ đã hơn một tuổi. Nguyên nhân là trong thành phần dưỡng chất của sữa tươi có hàm lượng đạm, canxi và phốtpho cao, nếu cho trẻ dưới một tuổi uống sẽ dễ có nguy cơ bị quá tải thận. Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Thêm vào đó, trong sữa tươi có hàm lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn.

Trong sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới một tuổi có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính, khiến cho trẻ thiếu đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

3 sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi mất sạch dinh dưỡng, dễ gây bệnh cho bé

Nên bổ sung thêm thực phẩm khác cho bé ngoài sữa

Bổ sung không hợp lý

Khi uống sữa mẹ nên bổ sung sữa một cách hợp lý cho bé. Các mẹ chỉ nên bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ trên một tuổi, tốt nhất là trẻ trên hai tuổi với liều lượng khoảng 200-300 ml/ngày. Trẻ nên được xen kẽ những loại sữa công thức để có thể bổ sung sắt, kẽm, vi chất… cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ theo các lứa tuổi.

Đối với trẻ 2-3 tuổi trở lên, có thể cho trẻ uống lượng sữa tươi nhiều hơn vì lúc này chế độ ăn đa dạng sẽ giúp trẻ nhận đủ các dưỡng chất và trẻ có khả năng tiêu hóa, hấp thu các thức ăn tốt hơn. Với thiếu niên, có thể sử dụng sữa tươi thay sữa bột, đảm bảo tổng lượng sữa 500-700 ml/ngày. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bé có thể phát triển thể chất và trí não một cách tốt nhất.

3 sai lầm khi cho trẻ uống sữa tươi mất sạch dinh dưỡng, dễ gây bệnh cho bé

Nên chọn loại sữa đúng với tuổi của bé

Chọn sữa không hợp lý với bé

Khi chọn sữa cho trẻ nhỏ cha mẹ nên chọn loại sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo. Bởi nếu mẹ cho bé uống nhiều sữa có đường và chất béo sẽ gây nên tình trạng thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.

Với những trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trong thành phần của sữa tươi bao gồm ba loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Trong đó chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo sạch vi khuẩn, có nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao nhất là với các cơ sở chăn nuôi vắt thủ công, quy trình vắt không sạch, chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, bảo quản và vận chuyển không đảm bảo chất lượng.

Tags: Cho trẻ uống sữa sức khỏe trẻ em