2 loại nước nuôi tế bào K ác tính trong cơ thể: Nhiều người hay dùng mà không biết
Nước nóng trên 65 độ C
Nhiều người cho rằng uống nước nóng sẽ mang lại lợi ích lớn hơn so với nước lạnh. Nước quá lạnh có thể khiến bạn đau họng, đau bụng... còn nước nóng sẽ làm ấm cơ thể, có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng.
Nước nóng có thể làm tổn hại cơ thể nếu nó ở nhiệt độ trên 65 độ C.
Uống nước nóng tốt cho quá trình trao đổi chất nhưng nước quá nóng lại làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản. Những khu vực này khá mỏng manh và chỉ chịu được nhiệt độ dưới 60 độ C.
Uống nước nóng trên 65 độ C sẽ khiến niêm mạc thực quản liên tục bị tổn thương. Ở trường hợp nhẹ, bộ phận này sẽ bị viêm nhiễm. Nặng hơn, niêm mạc thực quản sẽ sinh sôi và tạo ra các tế bào đột biến. Đây có thể là các tế bào ác tính và dẫn tới K thực quản.
Nước có đường
Nhóm nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan và Đại học Nam Carolina, Mỹ dã xem xét dữ liệu từ 90.504 phụ nữ sau mãn kinh (từ 50 đến 79 tuổi) trong gần 19 năm. Các nhà nghiên cứu muốn đánh giá mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường như soda, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp và nguy cơ mắc K gan.
Sau thời gian dài theo dõi, nhóm tác giả phát hiện những phụ nữ uống ít nhất 1 ly nước ngọt/ngày có nguy cơ mắc K gan cao hơn 73% so với người chỉ uống 3 ly/tháng. Những người uống 1 ly hoặc nhiều nước ngọt hơn hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 78%.
TS Longgang Zhao, Đại học Nam Carolina, Mỹ, tác giả của nghiên cứu này cho rằng việc cắt giảm đồ uống có đường sẽ giúp giảm nguy cơ mắc K gan.
Nguyên nhân là do đồ uống có đường có thể phá vỡ độ nhạy insulin. Cơ thể kém nhạy với insulin - hormone giúp quản lý đường huyết thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Ăn nhiều đường gây tăng cân, tích mỡ ở gan. Cả hai yếu tố này đều gây bất lợi cho sức khỏe của gan và liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc K gan.
TS Longgang Zhao cho rằng thay đồ uống có đường bằng nước, trà, cà phê không đường sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc K gan.
Tags: uống nước thói quen uống nước